July 26, 2024 Phân biệt kẻ tốt, người xấu, gương đại thánh Phaolô.

 

Thưa Thầy,

Sau bữa Tiệc Ly Thầy nói:

Nay Thầy cho chúng con một điều răn mới: Các con phải thương yêu nhau như Thầy yêu chúng con, và bởi dấu chỉ này người ta sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy”.

Thầy yêu nhân loại chúng con bằng một tình yêu vượt lên đỉnh tối cao khi Thầy yêu đến cả kẻ thù. Trên thập giá, trước khi trút hơi thở cuối cùng Thầy đã cầu nguyện:

Lạy Cha, xin Cha tha tội cho họ vì họ không biết việc họ làm”.

Họ đây là những thầy thượng phẩm Do Thái giáo: Annas, Caiaphas, thống đốc Philatô, vua Herode đã xử án oan, bắt Thầy trong đêm như bắt cướp hay kẻ trộm, đã giao Thầy cho các lính La Mã đánh đập và đóng đinh Thầy trên thập giá.

Loài người chúng con không thể nghĩ rằng trên thế gian có một nhân vật nào có thể tha thứ như Thầy đã tha thứ cho kẻ hại Thầy.

Thầy dạy chúng con phải luôn đi trên đường công chính, sống ngay thẳng, yêu thương tất cả mọi người. Chúng con cố gắng sống như vậy. Nhưng cuộc đời không phẳng lặng. Cũng có những người không ưa chúng con, ghét bỏ chúng con vì không đồng ý với chúng con một vấn đề nào trong đời sống. Họ đi trong tăm tối và không chấp nhận những người như chúng con.


Nay Thầy nói cho các con hay, tại sao các con phải tha thứ cho họ.


Không tha thứ, các con sẽ mãi mang những hình ảnh xấu, những câu mắng nhiếc của những người đó luôn trong tâm các con. Đây là những liều thuốc độc tự các con muốn uống thay vì vứt bỏ chúng đi. Khi các con giữ trong mình những hận thù dai dẳng, đây là hành trang vô cùng nặng nề trên vai các con trên con đường về Nhà Cha. Sao các con không vứt bỏ những viên đá người ta ném các con đó lại bên vệ đường, và vui tiến bước?

Hãy buông bỏ, buông bỏ! khi các con vứt bỏ những viên đá người đời ném vào các con, lòng các con sẽ nhẹ nhàng, thanh thản.


Các con phải biết phân biệt kẻ tốt, người xấu.


Thật sự kẻ tốt và người xấu luôn giống nhau, vì trên đường đời họ có thể làm lỗi lầm. Nhưng có sự khác biệt. Người tốt biết ăn năn sửa mình khi phạm lỗi và không làm nữa, trong khi người xấu không biết ăn năn, vẫn ở trong tối tăm và tiếp tục phạm sai lầm.


Thánh Phaolô là một gương sáng của con người biết sửa mình.


Nguyên thủy ông là một luật sĩ Do Thái, đi truy lùng những người nghe và theo Thầy, sát hại họ, vì ông nghĩ ông làm đúng Ý Đức Chúa Trời. Thầy đã chứng tỏ uy quyền cho ông thấy, khi trên đường đi Damascus Thầy đã làm ánh sáng chói lòa làm ông té ngựa và mù hai mắt.
Đọc Công vụ Tông đồ từ chương 8 trở đi, các con sẽ thấy một Saolô (tên cũ của Phaolô), ở Tacxô, là người Do thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp... Ông rất sùng đạo, theo môn phái Gamaliên ở Giêrusalem. Saolô là Biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Stêphanô và rong ruổi trên đường Damascus truy lùng các Kitô hữu.

Được ơn trở lại qua cú ngã ngựa, Saolô biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô, tông đồ dân ngoại. Từ đây Phaolô viết nên thiên anh hùng ca.
Cuộc sống bôn ba vì Nước Trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp.


"Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói

 khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo?... Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù

 thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay

 vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu

 Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Rm 8, 35-39).

Cuộc đời Thánh Phaolô có nhiều hình ảnh đẹp. Chẳng hạn khi ngài được đưa lên tầng trời thứ ba; khi ngài ứng khẩu rao giảng Tin Mừng nơi Nghị viện Hy lạp, khi ngài lênh đênh trên biển đi tìm vùng đất mới đem về cho Chúa bao nhiêu linh hồn...


Nửa đời trước của Phaolô là một người Biệt phái chính cống, được giáo dục đường hoàng bởi thầy trứ danh Gamaliel, nửa đời sau là một vị tông đồ thông minh, uyên bác, vô cùng nhiệt thành với tình yêu Thiên Chúa, như ngài thú nhận:

"Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi".

Nửa đời trước là một thanh niên tin tưởng cuồng nhiệt vào luật lệ Do Thái, tự tay vấy máu trong những cuộc bách hại Kitô hữu, cụ thể là cộng tác vào việc ném đá Stêphanô và tự ý đến xin các Thượng tế cấp giấy phép cho mình được quyền bắt bớ bất cứ ai tin vào Chúa Kitô.

Nửa đời sau lại trở thành một người hăng say, can đảm, tuyên xưng niềm tin vào Chúa Kitô mà ông đã bách hại trước đó.

Nửa đời trước là một Saolô mù quáng, hận thù, nhưng từ khi gặp được ánh sáng Chúa Kitô bao phủ, ông đã bị choáng ngợp, mù lòa, cặp mắt được thanh tẩy, mở đầu cho một nửa đời khác bước đi trong ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa.
Nửa đời  sau là một Phaolô bị quật ngã biết mình yếu đuối, chỉ tin vào sức mạnh của Thiên Chúa:

"Tôi có thể làm mọi sự trong Đấng Kitô là sức mạnh tôi".


Biến cố ngã ngựa đã ghi dấu đậm nét trong cuộc đời Phaolô.

Sách Công vụ Tông đồ kể lại: thình lình ánh sáng từ trời lóe rạng bao lấy ông. Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó. Từ đó trở đi, Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô. Từ đó trở đi, chỉ có Chúa Kitô là đáng kể. Khi đã biết Chúa Kitô thì

"Những điều kể được như lợi lộc cho tôi đó, tôi đã coi là thua lỗ bất lợi vì Đức Kitô. Mà 

chẳng những thế, tôi còn coi mọi sự hết thảy là thua lỗ, là bất lợi cả, vì cái lợi tuyệt vời là 

được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi. Vì Ngài, tôi đành thua lỗ mọi sự và coi là phân bón cả, để 

 được Đức Kitô, và thuộc về Ngài, không có sự sông chính của riêng tôi, sự công

 chính dựa vào Lề luật, song là sự công chính nhờ vào lòng tin của Đức Kitô... (Pl 3, 7-9).

Từ đó trở đi, Phaolô hiên ngang vì tư cách làm tông đồ Chúa Kitô và với tư cách ấy Ngài tuyên xưng sự duy nhất, sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người:

"Vì anh em, phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô, thì đã được mặc lấy Đức Kitô: không

 còn Do thái hay Hy lạp; không còn nô lệ hay tự do; không còn nam hay nữ; vì anh em hết thảy

 là một trong Đức Kitô Giêsu" (Gal 3, 27-28).


Vì Đức Kitô là "tất cả mọi sự và trong mọi người" (Cl 3, 11).


Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô.


Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cr 9, 3-18; 2Cr 11, 8-10).


Ông sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những

"... lao tù đòn vọt, bao lần suýt chết, năm lần bị người Do Thái đánh bốn mươi roi, ba lần bị 

đánh đòn, một lần bị ném đá, ba lần bị đắm tàu, một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi.

Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi "phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm 

trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy

 hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là 

anh em; phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu 

rét mướt trần truồng" (2Cor 11, 23-27).

Phaolô ra vào tù nhiều lần. Có lần Ngài viết từ ngục thất cho Timôtê, người môn đệ có khi không khỏi nao núng:

" anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, là kẻ bị tù vì Ngài" 2 Tim 1, 8-12).

Vì đức Kitô "tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi, nhưng Lời Thiên

 Chúa không bị xiềng xích" (2Tim 2, 9).


Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình:

"Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành" (2Cor 12, 9).


Không gì có thể làm nao núng lòng tin ấy

"chúng tôi bị dồn ép mọi mặt nhưng không bị nghẽn; lâm bĩ cực nhưng không mạt lộ; bị bắt bớ

 nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt" (2Cor 4, 8-9


Phaolô nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức:

"Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng" (1 Cor 5,14).


Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài:

" tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi" (Gal 2, 20).


Phaolô đã viết những lời thật cảm động:

"Không có gì có thể tách tôi ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô. Dù là gian truân, bĩ cực, đói 

khát trần truồng, hiểm nguy, gươm giáo.... Tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên 

thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, dù quyền năng, dù chiều cao hay chiều sâu hay 

bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng yêu mến Thiên Chúa

 được thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (x. 2 Tm 4, 6-8; Rm 8, 18-19. 32. 33. 38. 39).


Thầy nhắc lại cho các con cuộc đời của Thánh Phaolô để cho các con thấy Phaolô là người tốt, biết ăn năn, quay 180 độ để thay đổi và đi trên đường công chính. Đây là gương sáng cho các con noi theo.

Thầy nhìn vào cái tâm của Phaolô và hiểu rằng ông rất tốt, con người biết phục thiện , nên Thầy đã đưa dắt ông trở về đường công chính, đem Lời Thầy đến cho muôn dân.

Công lao của Phaolô , có thể còn hơn cả Phêrô trong công việc rao giảng Lời Thầy.


Phần các con , có bao giờ các con ngã ngựa như Phaolô chưa?

Chắc hẳn là có. Qua lần ngã ngựa đó các con phục thiện và trở về đường công chính. Đây là những con người tốt biết ăn năn và sửa mình.


Ngoài ra Thầy nói với các con, rất nhiều người khi phạm lỗi không biết ăn năn , không sửa mình. Đối với những 

người này các con nên vô cùng cẩn thận, tha thứ lỗi lầm của họ, đừng mang những lỗi lầm của họ vào tâm tư

 chúng con, làm mất sự bình an , bình an thể xác, tinh thần, và tâm linh.

Đây là những con người suốt cả cuộc đời đi trong tối tăm, gây chia rẽ, hận thù, oán ghét...Các con tha thứ cho 

họ nhưng phải tránh xa. Các con không thể ôm rắn mà ngủ, có ngày chúng sẽ cắn chúng con.


Xin cho con biết Chúa, và xin cho con biết con. Biết Chúa, để con lắng nghe lời Chúa và thực hành mỗi ngày trong đời sống. Biết con, để thay đổi và đi theo con đường công chính Chúa dạy, để có Thiên Đàng ngay trong tâm, và để Chúa mãi mãi ở cùng con.

Xin Chúa thương ban bình an xác hồn cho tất cả những anh chị em đọc bài suy niệm này.

AMEN.



Comments

Popular posts from this blog

October 28, 2023 Con chính là tất cả cuộc đời của mẹ.

June 30, 2024 60 Năm Sau, Phát Hiện Từ Một Gốc Cây Gây Chấn Động Nước Anh!

March 6, 2024 Việt sử Tân Biên, Phạm Văn Sơn