September 26, 2024 Nỗi nhơ chiều mưa, Đỗ Duy Ngọc.
Hôm nay cơn bão Helene đi xéo vào Florida, tối trời và mưa, gió không lớn, chỉ khoảng 23 miles/giờ, làm tôi nhớ những ngày bão quê tôi, vào dạo cuối tháng 9, tháng 10. Bão làm đổ cây lá cành. Đó là những ngày tôi còn ở quê, vào những ngày mưa gió, không biết sao mẹ tôi có thể mua được những con cá chuồn. Mẹ xẻ đôi con cá, nhét vào nửa trái ớt tươi, thêm một cọng hành xanh, gập con cá lại, và cột cá bằng một miếng lá chuối. Mẹ chiên con cá này cho dòn và rắc lên nước mắm nhỉ mẹ làm. Ôi thôi , không có món nào ngon hơn cho những ngày mưa bão. Như Đỗ Duy Ngọc , hôm nay bão về, tôi nhớ những ngày xa xưa, xa thật xa, những ngày còn đủ mẹ cha, anh chị em quây quần bên mâm cơm nóng , ngoài kia cơn bão đang cuồng nộ, để thấy cái ấm cúng những ngày đầu đông quê tôi, nay đã xa. Người đi, đi mãi, biền biệt, biết bao nhiêu nhớ thương...
NHT/Phương Tuấn
Cơn mưa lắng xuống, lòng người lắng xuống khiến tôi nhớ và thèm một bữa cơm gia đình của ngày xưa, xưa lắm rồi, hơn nửa thế kỷ rồi, biết bao dâu bể tang thương, biết bao chia lìa tan tác rồi. Nhưng vẫn nhớ, nhớ như in, nhớ như chuyện vừa xảy ra hôm trước vậy. Nhớ bữa cơm sum họp còn Ba, còn Mạ, còn đủ mặt anh em và tôi lại chỉ nhớ và thèm có hai món ăn bình thường, dân dã mà mỗi khi mùa mưa miền Trung, Mạ hay nấu cho ăn.
Con ruốc khô nấu được nhiều món, có thể nấu canh với khế, có thể xào với dưa chua nhưng tôi thích nhất vẫn là con ruốc khô xào với khế rồi tưới nước mắm ớt tỏi. Món này làm nhanh, ruốc làm sạch bụi bẩn, cũng có thể rửa bằng nước cho cát lắng xuống, vớt ra để cho ráo. Cho dầu vào chảo, phi tỏi hành sả cho thơm rồi cho ruốc vào, nêm nếm gia vị vừa ăn là được.
Cũng còn có cách là vẫn giữ con ruốc thật khô, bắt chảo cho nóng, đổ ruốc vào, ruốc nóng bốc lên mùi thơm như mực nướng, hạ chảo, cho vào vài lát khế với vài cọng rau thơm rồi chế chén nước mắm ớt tỏi vào. Ăn kiểu này con ruốc dòn trong miệng bùi bùi lẫn với miếng khế chua trộn với nước mắm mằn mặn, cay cay, ngon quá là ngon. Ruốc khô là món ăn rẻ tiền nhưng lạ mà ngon miệng. Rời nhà đi năm châu bốn bể vẫn thèm dĩa ruốc khô, nhất là những buổi chiều mưa như thế này.
Tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản…, ruốc biển khô được xem là một trong những món không thể thiếu trong bếp của mỗi gia đình vì tính hữu dụng và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của nó. Ruốc biển khô có vị ngọt, mềm, thơm ngon, rất giàu canxi, là chất bổ sung canxi hiếm có cho trẻ em trong thời kỳ đang lớn. Theo nghiên cứu, ruốc khô có tác dụng khai thông dạ dày, tiêu đờm viêm, hàm lượng canxi rất cao, hương vị đặc trưng, chứa chất béo động vật, mỗi 100 gram chứa 738 Mg cholesterol tốt, cao gấp khoảng 10 lần so với lợn, bò và cừu.
Ruốc khô rất giàu magiê, magiê đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của tim, có thể bảo vệ hệ tim mạch, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, tăng huyết áp và có vai trò nhất định trong việc phòng ngừa chứng nhồi máu cơ tim. Chắc ngày mai ra chợ Bà Hoa mua vài lạng ruốc khô về làm một dĩa cho đỡ nhớ. Để tìm lại cái hương vị cũ, để tìm lại bóng dáng của ngày xưa đã đi qua mất rồi.
Ảnh: pexels-daria-chugunova______
Nước mắm này mà xáy với mấy trái ớt xanh ăn với bánh bột lọc nữa thì ngon không chê vào đâu được. Người Trung đặc biệt là từ Đà Nẵng trở ra ngày xưa chỉ dùng ruốc này để nêm nếm chứ chẳng ai dùng bột ngọt, bột nêm. Mít non, lá lốt, tôm tươi là những nguyên liệu chính của món canh ngon miệng này.
Phải lựa những trái gai mịn đều, da nhẵn thì mít vừa có thịt lại không quá nhiều xơ. Bổ ra thành nhiều phần nhỏ, gọt vỏ, bỏ cùi, ngâm vào nước lạnh để ra bớt mủ và không bị thâm vì gió. Thông thường, mít non bán ở chợ đã được thái sẵn, chỉ cần mua về nhặt rửa lại là được. Tôm thì nên mua những con tôm bé bằng ngón tay út, nếu có tôm đất là ngon nhất vì tôm chắc và ngọt thịt. Tôm mua về cắt bỏ đầu, bóc vỏ, giã hơi dập, ướp với một ít gia vị.
Lá lốt nên chọn mua loại lá còn non, có màu xanh tươi, đừng chọn loại lá dày, màu xanh đậm vì khi lá lốt già khi nấu có vị đắng làm canh không ngon. Lá lốt rửa sạch, thái thành sợi nhỏ. Cho nồi lên bếp, phi thơm hành, tỏi, cho tôm đã giã vào xào sơ qua. Đổ nước vào nấu sôi, cho mít vào nấu chín, nêm lại gia vị, nêm ít ruốc Huế cho vừa ăn. Tắt bếp, cho lá lốt vào, múc ra và ta đã có một tô canh nít non ngào ngạt.
Comments
Post a Comment